Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Hai tỷ giá, hai lãi suất – đó là những “thuật ngữ” mà không chỉ người trong ngành, giới chuyên gia nhắc đi nhắc lại trong thời điểm hiện nay mà cả người tiêu dùng, thậm chí những người nông dân cũng phải “điên đầu” vì những rối ren trên thị trường tiền tệ.
“Mặt trái” của đồng USD
1USD – chỉ một mệnh giá của Hoa Kỳ nhưng lại “ăn” tới hai giá trị của tiền đồng Việt Nam. Đó là một điều tưởng như phi lý nhưng lại đang tồn tại trong nền kinh tế thị trường hiện nay khi trên thực tế, giá niêm yết 1USD ở các ngân hàng chỉ là 19.500 đồng/USD song dường như chưa một ai, chưa một doanh nghiệp nào mua được với cái giá đó. Nhiều doanh nghiệp than rằng, thường xuyên phải tìm nguồn ngoại tệ với giá 21.000 đồng/USD ở ngoài chợ đen vì các ngân hàng không đủ nguồn ngoại tệ cung cấp cho doanh nghiệp. Vô hình trung tạo thành một “trào lưu”, các doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ lớn thì “găm giữ” để bán cho ngân hàng theo giá thỏa thuận, kiếm lời. Còn ngân hàng “cung ứng” USD của doanh nghiệp theo giá chợ đen, ăn chênh lệch cũng để... kiếm lời.
Thông thường, mức chênh lệch tỷ giá giữa giá niêm yết và giá bán của ngân hàng với thị trường tự do chỉ khoảng vài chục đồng, cùng lắm là 100 – 200 đồng/USD. Song con số chênh lệch này ở thời điểm hiện tại đã lên tới 1.500 đồng – 2.000 đồng/USD. Theo các chuyên gia kinh tế, cơ chế hai giá trong lãi suất và tỷ giá đã và sẽ làm “biến dạng” các báo cáo tài chính, gây bất ổn trong hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp thậm chí làm méo mó thị trường vốn và cả bảng cân đối tài chính ở tầm doanh nghiệp cũng như quốc gia. Càng về cuối năm, tình trạng này càng nổi cộm hơn bao giờ hết.
Cả nhà nông và nhà kinh doanh cùng lao đao
Lấy ví dụ đối với các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất phân bón. Đây là ngành phải nhập khẩu một lượng nguyên liệu rất lớn để đầu tư cho sự phát triển nông nghiệp – một thế mạnh trong nền kinh tế của nước ta. Đơn cử như phân Kali phải nhập khẩu 100%, NPK phải nhập 60%, thuốc bảo vệ thực vật nhập 100%. Song tình trạng “loạn” tỷ giá từ đầu năm đến nay lại đang khiến ngành này “điên đảo”. Lãnh đạo Vinacam nhớ lại, tại thời điểm tháng 2-2010 khi giá phân bón thế giới đang thấp thì tỷ giá mà các doanh nghiệp phải thanh toán là 19.100 VND/USD. Đến thời điểm tháng 8-2010 khi giá thế giới đang tăng thì tỷ giá thanh toán được điều chỉnh lên 19.500 VND/USD và đặc biệt hiện nay với mức giá thế giới tăng cao kỷ lục các doanh nghiệp phân bón lại rơi vào thảm cảnh “Không mua nổi ngoại tệ” để thanh toán trả Ngân hàng hoặc nếu có cũng chỉ mua được số lượng cực kỳ hạn chế với vô số chi phí “linh hoạt” khiến giá phải trả ngang bằng giá thị trường. Kết quả là, mặc dù có hàng trăm tỷ tiền VND lưu trên tài khoản ngân hàng nhưng doanh nghiệp vẫn bó tay chịu trận, phải trả lãi ngân hàng tính bằng USD (còn tiền Việt lưu trên tài khoản thì tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn). Tính ra đợt biến động tỷ giá USD này, các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón lớn đã tổn thất đến hàng chục tỷ đồng, có nhiều doanh nghiệp “bó tay” vì không thể tiếp tục mở L/C nhập khẩu phân bón. Nguồn cung giảm và giá đầu vào tăng tất dẫn đến giá bán cho nông dân tăng theo chóng mặt.
Ngân hàng Nhà nước lẽ ra phải là công cụ mạnh của Nhà nước để điều tiết thị trường ngoại tệ nhưng do không đáp ứng đủ nguồn cho doanh nghiệp nên vô hình trung đã trở thành “Người môi giới” bất đắc dĩ để doanh nghiệp mua USD theo giá thị trường. Và thực tế để hạch toán khoản chênh lệch lớn (gần 2.000 đồng/USD) mà vẫn đảm bảo không phạm luật, nhất là khi không được phép đưa trực tiếp vào hóa đơn chứng từ, cả doanh nghiệp và ngân hàng đều đã “lách luật” bằng những “con đường ngầm”. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng ngoài các biện pháp hành chính như mạnh tay xử lý vấn đề tỷ giá ngoại tệ, xử lý đầu cơ và cả những hệ luỵ của tâm lý “đám đông”, về lâu dài vẫn bắt đầu từ ổn định kinh tế vĩ mô.
(Báo Đại Đoàn Kết)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.